Tên thông thường: Sói Rừng
Tên khác: Sói láng, Sói nhẵn, Thảo san hô
Tên khoa học: Sarcandra glabra
Họ: Chloranthaceae
Nơi xuất xứ: Cây sói rừng phân bố chủ yếu ở châu Á, tập trung nhiều ở các nước Trung Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia…Ở Việt Nam cây có thể tìm thấy ở các khu vực Lạng Sơn, Bắc Thái, Hòa Bình, Hà Tây đến Kon Tum, Lâm Đồng, mọc hoang ở những vùng núi đất, bìa rừng và ven đồi ẩm.
Thành phần dược liệu: Cây soi rừng chứa nhiều tinh dầu, các chất như flavonoid, coumariun, axit fumaric... Thành phần này là các chất chất chống oxy hóa, giúp giải nhiệt, tiêu độc, đồng thời giúp sản sinh ra tiểu cầu, chống viêm, tăng cường tuần hoàn máu
Công năng, chủ trị:
+ Chữa các chứng viêm nhiễm (có tác dụng chống viêm rất tốt): Mỗi ngày dùng 30 - 40g cành lá sói rừng tươi, sắc lấy nước, chia 3 lần uống, liên tục 2 - 3 ngày hoặc có thể kéo dài ngày hơn.
+ Chữa đau lưng: Dùng cành lá sói rừng 10 - 15g, sắc với nửa rượu nửa nước, chia ra uống trong ngày.
+ Chữa đòn ngã tổn thương, gãy xương, viêm khớp xương do phong thấp: Dùng cây tươi, giã nát, sao rượu, đắp; hoặc dùng 15 - 30g rễ sắc với nước hoặc ngâm rượu uống.
+ Chữa ngoại thương xuất huyết: Dùng cây tươi, giã nát, đắp; hoặc dùng 15-30g rễ, ngâm rượu uống.
+ Chữa vết thương loét, không liền miệng: Dùng cành lá, lượng thích hợp, nấu nước rửa, ngày 1- 2 lần.
+ Chữa trị bỏng: Dùng lá sói rừng, phơi khô, tán mịn, trộn thêm 2 phần dầu hạt sở hoặc dầu vừng; hàng ngày bôi vào chỗ bị bỏng.
+ Phòng cảm mạo: Dùng sói rừng 10 - 15g, mùa đông thêm tía tô 6g, mùa hè thêm kim ngân hoa 6g, sắc nước uống thay trà trong ngày.
+ Lá giã đắp trị rắn cắn.
Thành phần hóa học trong cây sói rừng: Các kết quả nghiên cứu phân tích thành phần hóa học đã cho thấy rằng Cây sói rừng chứa các tinh dầu, flavonoid, coumarin, axit fumaric, axit succinic và các hợp chất sesquiterpen (beta atractylenoit, chloranthalacon E, (-)-istanbulin A và 2 sesquiterpen lacton mới là 8beta,9alpha-dihidroxyeudesman-4(15),7(11)-dien-8alpha, 12-olid và 8beta,9alpha-dihidroxylindan-4(5),7(11)-dien-8alpha,12-olid.)
Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, sói rừng có tác dụng ức chế đối với tụ cầu khuẩn vàng staphylococcus aureus, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn bacillus coli, trực khuẩn mủ xanh bacillus pyocyaneus; trực khuẩn thương hàn và phó thương hàn salmonella typhosa…
Lá cây sói rừng có tác dụng kháng khuẩn mạnh nhất; rễ và cành tươi có tác dụng mạnh hơn rễ và cành đã khô. Đối với các loại tụ cầu khuẩn và trực khuẩn đều có tác dụng ức chế ở mức độ nhất định. Thử nghiệm đối với các bệnh nhân viêm phổi, viêm phế quản, viêm dạ dày ruột cấp tính, lỵ trực trùng… hiệu quả đạt tới 75 - 80%
Cổ đông bảo trợ: