CÂY GIẢO CỔ LAM
CÂY GIẢO CỔ LAM
Giảo cổ lam là thảo dược chứa nhiều thành phần hóa học có tác dụng sinh học và chống lão hóa cao. Do đó, dược liệu này thường được sử dụng với mục đích làm hạ mỡ máu và giảm cholesterol xấu trong cơ thể. Từ đó giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch máu và bình ổn huyết áp. Ngoài ra, giảo cổ lam còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa sự hình thành hay phát triển các khối u.

Tên khoa học: Gynostemma pentaphyllum
Thuộc họ: Bầu Bí và có các tên gọi khác là cỏ thần kỳ, cỏ trường thọ, cây trường sinh. Ở Nhật Bản thì được gọi là “phúc ấm thảo“, ở Trung Quốc gọi là “cỏ trường thọ”.
Giảo cổ lam là loại cây thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá, thuộc hoa đơn tính khác gốc. Lá của loại thảo mộc này giống lá kép hình chân vịt. Ở mỗi cụm hoa mang nhiều hoa nhỏ màu trắng. Quả khô hình cầu, khi chín màu đen.
 
Khu vực phân bố
Giảo cổ lam mọc ở các khu rừng ẩm, thưa ở một nước châu Á như: Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc và một số ở châu Âu. Khoa học Việt Nam đã phát hiện loại thảo mộc này ở vùng núi Phanxipang, Sa Pa (tỉnh Lào Cai). Đặc biệt phát hiện loại giảo cổ lam 5 lá được gọi là ngũ diệp sâm ở vùng núi đá vôi của tỉnh Hòa Bình. Loại ngũ diệp sâm này cũng được Nhật Bản và Trung Quốc sử dụng phổ biến nhất trong các loại giảo cổ lam.

Thành phần của giảo cổ lam
Thành phần chính của giảo cổ lam đó chính là saponin và flavonoid. Ngoài ra còn chứa các chất vi khoáng như kẽm, sắt, mangan, phốt pho … Loại giảo cổ lam 7 lá loại loại chứa nhiều thành phần saponin nhất gấp 3 đến 4 lần nhân sâm.

Giảo cổ lam có mấy loại?
Có 3 loại giảo cổ lam chính thống hiện nay, loại nào được sử dụng để làm thuốc và có hiệu quả trị bệnh cao nhất đó chính là ngũ diệp sâm (giảo cổ lam 5 lá).

Giảo cổ lam 3 lá
Loại 3 lá rất ít khi được sử dụng. Có 3 lá, dây khá lớn, vị ngọt, không đắng. Khi phơi khô lá không có mùi thơm, khi pha thì vị nhạt. Hiệu quả điều trị không cao, ít dùng trong y học và hiện còn đang nghiên cứu thêm.

Giảo cổ lam 5 lá
Giảo cổ lam 5 lá hay còn được gọi là ngũ diệp sâm hay sâm 5 lá. Dây nhỏ, khi tươi nhấm có vị đắng. Thường mọc ở các vách núi có độ cao 1000m so với mực nước biển. Khi được phơi khô cây dậy mùi thơm đặc trưng. Và khi pha có vị đắng những dễ uống và hậu ngọt, thơm.
Và đây cũng là loại giảo cổ lam tốt nhất. Được cả thế giới sử dụng rộng rãi, ở các nước châu Á như Trung Quốc và Nhật Bản họ chỉ sử dụng loại giảo cổ lam 5 lá.

Giảo cổ lam 7 lá
Cây có 7 lá, dây lớn, khi tươi có vị đắng. Mọc ở ven đường, bờ rào, bụi rậm như cỏ dại được người dân đa số chặt bỏ đi để tránh mọc lấn át các cây khác. Khi phơi khô không có mùi thơm đặc trưng. Có vị rất đắng và khó uống. Và trên thế giới chưa có quốc gia nào sử dụng loại này để điều trị bệnh chỉ ngoại trừ Việt Nam chúng ta.

Tác dụng của giảo cổ lam
Giảo cổ lam có rất nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh đặc biệt là các bệnh liên quan đến huyết áp, gan, tiểu đường. Sau đây là một số tác dụng phổ biến.

Giảo cổ lam có tác dụng hạ huyết áp, giảm cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim
Các thành phần hoạt chất của giảo cổ lam giúp giảm nồng độ nitrat, giảm mức chất béo trung tính, giảm tổng lượng cholesterol khi bị tăng lipid máu.

Giảo cổ lam có tác dụng hạ đường huyết
Giảo cổ lam có thể sử dụng như thảo dược để ngăn chặn và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Chiết xuất từ giảo cổ lam làm ức chế sự hấp thụ glucose vào cơ thể. Điều này đã được chứng minh qua nhiều công trình nghiên cứu từ Trung Quốc.

Giảo cổ lam có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư
Nhiều hợp chất được phân lập từ giảo cổ lam cho thấy ức chế sự tăng sinh trưởng của tế bào ung thư, ngoài ra còn các chất oxy hóa giúp hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa bệnh ung thư cực kỳ hiệu quả.

Giảo cổ lam có công dụng kháng khuẩn, ức chế enzyme α-glucosidase
Các hoạt tính sinh học của giảo cổ lam giúp kháng khuẩn, ức chế enzyme α-glucosidase. Từ đó có tác dụng hỗ trợ chữa trị, ngăn ngừa bệnh tiểu đường đạt hiệu quả cao.

Giảo cổ lam có tác dụng giảm cân
Giảo cổ lam giúp hoạt hóa enzyme, thúc đẩy quá trình oxy hóa chất béo và tăng chuyển hóa đường trong cơ thể, giúp giảm cân cải thiện tình trạng béo phì,

Giảo cổ lam có tác dụng cải thiện gan nhiễm mỡ, bảo vệ gan
- Giảo cổ lam có tác dụng chống vi trùng, giảm dấu hiệu tổn thương gan, giảm biểu hiện xảy ra ban đầu của xơ gan và cả dấu hiệu xảy ra trong quá trình xơ hóa gan.
- Một số nghiên cứu ở Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm chiết xuất giảo cổ lam lên cơ thể chuột  được cho ăn nhiều chất béo. Kết quả cho thấy hàm lượng chất béo trung tính có trong gan giảm, lipid thấp hơn.

Giảo cổ lam có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson
Parkinson hay còn được gọi là bệnh rối loạn vận động. Từ việc rối loạn thoái hóa của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến trình trạng cử động. Nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu sinh học và sức khỏe ở Hàn Quốc đã cho thấy chiết xuât ethanol từ giảo cổ lam có tác dụng cải thiện rõ rệt và bảo vệ thần kinh, giúp hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson.
Cách dùng giảo cổ lam
Lá của cây giảo cổ lam là bộ phận có chứa nhiều dược chất nhất. Sau khi thu hái, rửa thật sạch giảo cổ lam rồi đem phơi khô. Ngoài ra giảo cổ lam còn được bào chế thành chiết xuất, bột, thuốc rượu.

Trà giảo cổ lam
Cho 20 gram giảo cổ lam vào ấm trà và pha với nước sôi, đậy nắp lại từ 5 đến 10 phút, sau khi dược chất ngấm ra thì có thể sử dụng, có thể sử dụng trà giảo lam thay nước hàng ngày nhưng với liều lượng vừa đủ.
Uống trà giảo cổ lam vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều, vì trong khoảng thời gian này giảo cổ lam tăng kích thích thần kinh, hưng phấn tinh thần giúp bạn cảm thấy minh mẫn, tỉnh táo hơn để học tập và làm việc hiệu quả. Không nên dùng buổi tối vì sẽ làm bạn mất ngủ.

Giảo cổ lam kết hợp với cây xà đen, cà gai leo
Chuẩn bị: 30 gram giảo cổ lam, 30 gram cây xạ đen, 20 gram cà gai leo,  nước sôi, bình giữ nhiệt.
Cách thực hiện: cho tất cả nguyên liệu vào bình giữ nhiệt sau đó đổ thêm 1,5 lít nước sôi. Đậy kín nắp lại để trong khoảng thời gian 30 đến 45 phút là có thể sử dụng được ngay.
Giảo cổ lam khi kết hợp với cà gai leo và xạ đen sẽ giúp hỗ trợ phòng chống ung thư và điều trị các bệnh gan, huyết áp rất hiệu quả.

Những trường hợp sau đây không được sử dụng:
- Phụ nữ đang mang thai
- Phụ nữ đang cho con bú
- Trẻ em dưới 6 tuổi

Người dùng thuốc chống thải loại khi cấy ghét
Các trường hợp bị chứng hư hàn: mệt mỏi, thở ngắn, đuối sức, chân tay lạnh, chịu rét kém, đổ mồ hôi 

Tác dụng phụ giảo cổ lam
Bị mất ngủ, khó ngủ: vì giảo cổ lam giúp kích thích thần kinh, tăng hưng phấn.
Bị đầy bụng: khi sử dụng trà giảo cổ lam qua đêm sẽ gây ra đầy bụng.
Huyết áp hạ: sử dụng giảo cổ lam quá liều lượng sẽ gây nên tình trạng hạ huyết áp đột ngột dẫn đến cơ thể luôn mệt mỏi. Vì giảo cổ lam có tác dụng hạ huyết áp và cân bằng lại huyết áp, nhưng khi sử dụng quá nhiều sẽ làm cho huyết áp xuống nhanh và đột ngột.

Cây Thuốc Khác

Công ty cổ phần Bảo tồn cây thuốc nam & Trồng cây gỗ quý Việt Nam
Mã số thuế: 0109864262 - Ngày cấp: 21/12/2021
Địa chỉ: Thôn Hợp Nhất, Xã Ba Vì, Huyện Ba Vì, TP Hà Nội
Điện thoại: 090.395.8888 (Tiến sỹ Lê Hồng Thăng) - Email: VuonThuocTanVien@gmail.com
Stk: 0988552960 tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)