CÂY ĐINH LĂNG
CÂY ĐINH LĂNG
Tên phổ thông: Đinh lăng [2,3]
Tên gọi khác: Đinh lăng bụi, Gỏi cá, Nam dương lâm
Tên khoa học: Polyscias fruticosa (L.) Harms [1]
Họ thực vật: Ngũ gia bì (Nhân sâm) - Araliaceae Juss. [1]

Mô tả:
Cây bụi, có thể cao đến 5m. Lá xẻ 3--5 thùy; cuống lá 2-15 cm, cuống lá chét 1-5 cm. Cụm hoa mọc ở đỉnh cành, cứng cáp, dạng tháp gồm nhiều tán; trục cụm hoa dài 8--60 cm. Hoa lưỡng tính; cánh hoa 1.5-5 mm (thường ngắn hơn nhị); bầu 2, 3 hoặc 4 ô; vòi nhụy rời, dài 0.8-1.2 mm. Mùa hoa: tháng 8-9. [4]

Dược liệu rễ Đinh lăng:
Rễ cong queo, thường được thái thành các lát mỏng, mặt cắt ngang màu vàng nhạt. Mặt ngoài màu trắng xám có nhiều vết nhăn dọc, nhiều lỗ vỏ nằm ngang và vết tích của các rễ con.[3]
 
Phân bố tự nhiên:
Trồng phổ biến ở khắp các địa phương [2]

Thu hái và chế biến:
Thu hái, rửa sạch đất cát, thái lát, phơi hoặc sấy khô.[3]

Bộ phận dùng:
Rễ đã phơi hoặc sấy khô – Radix Polysciacis [3]
Ngoài rễ, nhiều bộ phận khác của cây Đinh lăng có thể sử dụng với các mục đích khác nhau (lá non, vỏ thân,…)

Tính vị, quy kinh:
Ngọt, bình. Quy vào kinh phế, tỳ, thận.[3]

Công năng, chủ trị:
Bổ khí, lợi sữa, giải độc. Chủ trị: Suy nhược cơ thể và suy nhược thần kinh, tiêu hóa kém, ngủ kém, phụ nữ sau đẻ ít sữa.[3]

Một số kết quả nghiên cứu mới:
Đinh lăng là cây thuốc được sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền của nhiều nước phương Đông. Khoảng 97 hợp chất hóa học trong đó saponin là thành phần chính được tìm thấy và phân lập từ các bộ phận khác nhau của cây. Các nghiên cứu sinh học đã chứng minh chiết xuất Polyscias và các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, độc tế bào, kích thích miễn dịch, chữa lành vết thương và chống hen suyễn.[7]

Những năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu sâu hơn về Đinh lăng. Năm 2016, Asumeng và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu trên đối tượng là lá Đinh lăng, kết quả cho thấy: chiết xuất từ lá của cây Đinh lăng (P. fruticosa) có tác dụng chống hen suyễn, kháng histaminic và ổn định tế bào mast nên nó hữu ích trong việc kiểm soát hen suyễn truyền thống. [5] Kết quả một nghiên cứu khác (2015) chỉ ra rằng chiết xuất lá của cây Đinh lăng (P. fruticosa) có đặc tính ức chế niêm mạc và chống nôn mửa, đồng thời an toàn khi sử dụng; do đó là một loại thuốc bổ trợ/phương thuốc thích hợp để kiểm soát bệnh hen suyễn.[6]

Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng từ 2 g đến 6 g, dạng thuốc sắc hoặc thuốc tán bột. Thường phối hợp với một số vị thuốc khác.[3]
 
Tài liệu dẫn
1. Chayamarit, K. & Balslev, H. (eds.) (2019). Flora of Thailand 14(2): 185-358. The Forest Herbarium, National Park, Wildlife and Plant Conservation Department, Bangkok.
2. Viện Dược liệu (2016). Danh lục cây thuốc Việt nam. Nxb Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội.
3. Bộ Y tế (2019). Dược điển Việt Nam V. Nxb Y học, Hà Nội.
4. Zhengyi, W., Raven, P. H., & Hong, D. Y. (2007). Flora of China (Vol. 13)(Clusiaceae through Araliaceae), pp. 472-473.
5. Asumeng Koffuor, G., Boye, A., Kyei, S., Ofori-Amoah, J., Akomanin Asiamah, E., Barku, A., ... & Kumi Awuku, A. (2016). Anti-asthmatic property and possible mode of activity of an ethanol leaf extract of Polyscias fruticosa. Pharmaceutical biology, 54(8), 1354-1363.
6. Koffuor, G. A., Boye, A., Ofori-Amoah, J., Kyei, S., Nouoma, C. K., & Debrah, A. P. (2015). Evaluating muco-suppressant, anti-tussive and safety profile of Polyscias fruticosa (L.) Harms (Araliaceae) in asthma management. Journal of Advances in Medicine and Medical Research, 1-11.

Cây Thuốc Khác

Công ty cổ phần Bảo tồn cây thuốc nam & Trồng cây gỗ quý Việt Nam
Mã số thuế: 0109864262 - Ngày cấp: 21/12/2021
Địa chỉ: Thôn Hợp Nhất, Xã Ba Vì, Huyện Ba Vì, TP Hà Nội
Điện thoại: 090.395.8888 (Tiến sỹ Lê Hồng Thăng) - Email: VuonThuocTanVien@gmail.com
Stk: 0988552960 tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)