CÀ GAI LEO
CÀ GAI LEO
Tên khác: Lá khôi đốm, lá ngũ sắc,
Tên khoa học: Solanum procumbens Lour; Solanum hainanense – Hance Solanaceae).
Họ: Solanaceae

Đặc trưng: Cà gai leo là cây nhỏ. Cành cây non tỏa rộng, phủ lông hình sao và có nhiều gai. Lá cây màu xanh mọc so le, hình trứng, bầu dục hoặc thun. Mặt dưới lá hơi có lông mềm hình sao, màu trắng nhưng không bị nhám. Mặt trên của lá có gai. Hoa Cà gai leo màu trắng, nhụy vàng. Mỗi bông hoa có từ 4 đến 6 cánh. Quả mọng bóng căng, hình tròn màu xanh lúc xanh, khi chín màu đỏ, cuống quả dài tầm 2cm. Hạt quả Cà gai leo màu vàng, hình thận dẹt. Cà gai leo ra hoa khoảng từ tháng 4 tới tháng 5. Quả mọc từ tháng 7 tới tháng 9.

Nơi xuất xứ: Cà gai leo mọc hoang khắp nơi từ vùng núi thấp cho đến trung du hay đồng bằng ven biển. Cà gai leo chữa bệnh gan phổ biến nhất ở Miền Bắc nước ta. Cây được tìm thấy nhiều ở các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nam, Thái Bình

Tác dụng:

1. Tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan vi rút, đặc biệt là viêm gan virút B
- Có một số bài thuốc chữa viêm gan B bằng Cà gai leo rất hiệu quả. Hoạt chất trong Cà gai leo, tiêu biểu là dược chất glycoalcaloid có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan virút, đặc biệt là viêm gan B, tăng cường miễn dịch và cải thiện các triệu chứng của bệnh:

- Năm 1999, đề tài luận án tiến sĩ y học: “Một số đặc điểm lâm sàng, siêu cấu trúc gan và hiệu quả bước đầu điều trị bệnh nhân viêm gan virut B mạn hoạt động bằng thuốc Cà gai leo” của bác sĩ Trịnh Thị Xuân Hòa đã thử nghiệm lâm sàng sản phẩm chứa Cà gai leo tại Bệnh viện Quân y 103 cho thấy bệnh nhân sau khi sử dụng sản phẩm chứa Cà gai leo đã cải thiện đáng kể các triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, vàng da, men gan trở về bình thường nhanh sau 2 tháng. Đặc biệt sau 3 tháng sử dụng, hầu hết các bệnh nhân đều giảm nồng độ vi rút trong máu rõ rệt, thậm chí đã ghi nhận trường hợp âm tính virus.

2. Tác dụng làm chậm sự tiến triển của xơ gan
- Các hoạt chất trong Cà gai leo, đặc biệt là dược chất glycoalcaloid có tác dụng làm chậm sự tiến triển của xơ và giảm mức độ xơ giai đoạn sớm.
- Hai công trình nghiên cứu khoa học 1987-2000 của Viện dược liệu Trung ương là “Nghiên cứu tác dụng ức chế quá trình xơ của Cà gai leo trên mô hình gây xơ gan thực nghiệm” và “Nghiên cứu tác dụng trên collagenase của Cà gai leo”, đã công bố Cà gai leo là dược liệu tác dụng ngăn chặn xơ gan rõ rệt.

3. Tác dụng của cà gai leo chữa bệnh gan trong giải độc gan, hạ men gan
- Các hoạt chất trong dịch chiết Cà gai leo chữa bệnh gan rất tốt. Các hoạt chất đó có tác dụng bảo vệ gan. Không chỉ có vậy, chúng còn giúp hạn chế hủy hoại tế bào gan và hạ men gan nhanh.
- Năm 1998, trong luận án tiến sĩ y học của Nguyễn Phúc Thái do PGS.PTS. Nguyễn Khắc Hải và GS.TS Nguyễn Phúc Hưng cho thấy: Dịch chiết từ cây Cà gai leo có tác dụng đáng kể trong việc bảo vệ gan dưới tác dụng độc của TNT, thể hiện rõ thông qua việc hạn chế hủy hoại tế bào gan; hạn chế việc tăng trọng lượng gan do nhiễm độc TNT và giảm bớt các biểu hiện tổn thương gan trên tiêu bản vi thể.

Tác dụng chống oxy hóa, ức chế một số dòng ung thư
- Dịch chiết toàn phần từ cây Cà gai leo có tác dụng chống oxy hóa rất tốt. Nó còn chống viêm làm giảm tổn thương do oxy hóa gây ra ở gan, bảo vệ gan.
- Trong nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Bích Thu cùng cộng sự về Cà gai leo đã công bố dịch chiết toàn phần từ cây Cà gai leo và Glycoalcaloid đều có tác dụng chống oxy hóa có ý nghĩa tương ứng là 47,5% và 38,1%.
- Dịch chiết Cà gai leo cũng đã được chứng minh tác dụng ức chế được một số dòng tế bào ung thư do virut như tế bào ung thư gan (Hep 3B, PLC/PRF), ung thư cổ tử cung…. Ngoài ra, nó còn ức chế được gen gây ung thư do vi rút.

Cách sử dụng cà gai leo truyền thống

Dạng sắc nước truyền thống là dạng dễ áp dụng nhất. Bạn chỉ cần mua Cà gai leo khô về hoặc mua dạng tươi về phơi khô và bảo quản nơi thoáng mát về dùng dần. Nước sắc Cà gai leo có màu nâu vàng cánh gián, mùi thơm dễ chịu, có thể uống hàng ngày, rất hiệu quả trong bồi bồ gan, tăng cường và phục hồi chức năng gan. Cách sắc nước này cũng khá đa dạng, bạn có thể sử dụng các bài thuốc sau:

Bài thuốc 1: Dùng để tăng cường và phục hồi chức năng gan
- Cà gai leo 30g.
- Cà gai leo được sơ chế, rửa sạch, sau đó sắc với 1l nước, đun nhỏ lửa khoảng 10p thì ngừng.
Ngoài ra, có thể phối hợp Cà gai leo với các dược liệu khác để tăng cường hiệu quả hơn.

Bài thuốc 2: Kết hợp cà gai leo và mật nhân chữa viêm gan virut
- Cà gai leo 30g.
- Cây xạ đen 30g.
- Rễ cây mật nhân: 10g.
- Các vị thuốc đem đi rửa sạch, sắc với 1.5 lít nước, uống trong ngày.
- Nước sắc có mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng (do rễ cây mật nhân), nhưng lại rất đễ uống. Bệnh nhân viêm gan virus B có thể dắc uống hàng ngày thay nước lọc.

Bài thuốc 3: Kết hợp cà gai leo và giảo cổ lam điều trị gan nhiễm mỡ
- Cà gai leo 30g.
- Giảo cổ lam 30g.
- Dược liệu được rửa sạch, hãm với 1l nước. Dùng kiên trì hàng ngày trong 1 tháng có công dụng tốt trong hạ men gan hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ rất hiệu quả.

Cổ đông bảo trợ:

Cây Thuốc Khác

Công ty cổ phần Bảo tồn cây thuốc nam & Trồng cây gỗ quý Việt Nam
Mã số thuế: 0109864262 - Ngày cấp: 21/12/2021
Địa chỉ: Thôn Hợp Nhất, Xã Ba Vì, Huyện Ba Vì, TP Hà Nội
Điện thoại: 090.395.8888 (Tiến sỹ Lê Hồng Thăng) - Email: VuonThuocTanVien@gmail.com
Stk: 0988552960 tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)